40 năm xây dựng và phát triển Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (Phần 1)

Ngày 04/7/1974, Hội đồng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/CP Quy định “Cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải” trong đó có Viện Quy hoạch Giao thông và Viện Kinh tế vận tải.

Sau đó, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 1459/QĐ-TC ngày 23/6/1975 quy định “Nhiệm vụ, quyền hạn, quan hệ công tác và tổ chức của Viện Quy hoạch giao thông”.

Viện trưởng là kỹ sư Trần Tuấn Anh (1975­1983) và Phó Viện trưởng là kỹ sư Nhữ Xuân Bảng (1975-1982). Viện được tổ chức thành các phòng: Đường sắt, Đường biển, Đường sông, phòng Đường bộ, Tổng hợp, Kinh tế và phòng Nhân chính.

Trong thời gian này, Viện đã chủ trì và tham gia xây dựng các quy hoạch giao thông vận tải toàn quốc, các chuyên ngành, vùng lãnh thổ mà trọng tâm là xây dựng các đề án về khôi phục đường sắt Thống nhất, vận tải Bắc Nam, Quy hoạch giao thông vận tải cho các huyện thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, tham gia cùng các đơn vị và các ngành xây dựng quy hoạch các khu công nghiệp mới như: Nhà máy giấy Bãi Bằng, thủy điện Hòa Bình, đầu mối đường sắt Hà Nội và cầu Thăng Long phục vụ xây dựng các kế hoạch 5 năm, 10 năm của Bộ và Nhà nước, tham gia cùng các ngành kinh tế khác trong xây dựng quy hoạch công - nông nghiệp, dịch vụ, tham gia xây dựng các luận chứng kinh tế kỹ thuật, tham mưu cho Bộ về những vấn đề liên quan.

Tiếp đó, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 2739/QĐ-TC ngày 15/7/1976 quy định “Nhiệm vụ, quyền hạn, quan hệ công tác và tổ chức của Viện Kinh tế vận tải”.

Viện trưởng đầu tiên là KS.Võ Quang Anh (1975-1980), sau đến là ông KS. Phạm Xuân Thăng (1980-1982) và PTS. Phạm Văn Nghiên (1983), Phó Viện trưởng là PTS. Bùi Văn Sướng (1976-1982, sau này là Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải). Viện được tổ chức thành các tổ: Vận trù máy tính, Kinh tế - Tổ chức, Pháp chế - Cước và bộ phận thông tin tư liệu, văn thư, đánh máy kiêm kế toán.

Trong thời gian này, Viện là thường trực Hội đồng tư vấn của Bộ trưởng, nghiên cứu và tham mưu cho Bộ về các giải pháp giải tỏa cảng Hải Phòng, rút hàng nhập, tổ chức vận tải Bắc Nam (vận tải lương thực từ đồng bằng sông Cửu Long ra miền Bắc và phân bón từ Bắc vào Nam), các phương án phân công phân cấp vận tải từ Trung ương đến địa phương và các ngành vận tải, các chính sách về cải tiến quản lý trong giao thông vận tải, nghiên cứu cơ sở và phương pháp xây dựng hệ thống giá cước vận tải, bốc dỡ, nghiên cứu vận dụng các phương pháp toán học, điều khiển học và kỹ thuật tính toán điện tử trong quản lý kinh tế của các ngành Giao thông vận tải, xuất bản các tập san chuyên ngành kinh tế giao thông vận tải...

Từ năm 1981, hai Viện đã chủ trì và triển khai các chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước như: 34-01, 34-03... và nhiều chương trình, đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở. Ngoài ra, cán bộ khoa học kỹ thuật của Viện còn tham gia chủ trì nghiên cứu một số đề tài trong các chương trình cấp Nhà nước do Bộ, Ngành chủ trì. Hầu hết các chương trình và đề tài được đánh giá xếp hạng vào loại xuất sắc, khá.

Để gắn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học vào quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 320/Qđ-TCCB-LĐ ngày 10/02/1983 sáp nhập Viện Quy hoạch Giao thông và Viện Kinh tế vận tải thành Viện Kinh tế - Quy hoạch Giaothông vận tải. Tổ chức của Viện bao gồm các phòng: Dự báo kinh tế,Quy hoạch, Địa phuơng, Đònbẩy kinh tế, Giá vận tải, Giá xây dựng cơ bản, Giácông nghiệp, Kế hoạch tổng hợp và Nhân chính.Viện trưởng là PTS. Hồ Đức (1983-1989), các Phó Viện trưởng là KS. Trịnh Thị Nhung (19831989), KS. Nguyễn Hữu Tiệm (1983 1986), PTS. Nguyễn Đình Đăng (1988-1989), PTS. Trần DoãnThọ (1987-1989).

Nhiệm vụ của Viện Kinh tế - Quy hoạch Giao thông vận tải là hướng vào kế hoạch hoá tập trung. Ngoài nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo chương trình, đề tài về các lĩnh vực quy hoạch giao thông vận tải (bao gồm quy hoạch chuyên ngành và vùng lãnh thổ); Cơ chế chính sách (bao gồm các lĩnh vực giá, mức, cơ chế chính sách điều hành và quản lý giao thông vận tải), Viện còn được giao nhiệm vụ giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh của Ngành, các địa phương để hướng dẫn xây dựng quy hoạch giao thông vận tải; rà xét định mức, đơn giá, duyệt và trình Bộ ban hành các đơn giá, định mức, chính sách trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, tham gia thẩm định các dự án quy hoạch giao thông vận tải...

Trong giai đoạn này, Viện tiếp tục chủ trì hai chương trình trọng điểm cấp Nhà nước mã số 34-01 (Ứng dụng tổ hợp các biện pháp nhằm nâng cao năng lực thông qua khu đầu mối Hải Phòng gồm 16 đề tài, trong đó Viện trực tiếp nghiên cứu 3 đề tài), chương trình 34-03 (Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2000 và các biện pháp quản lý, khai thác nhằm nâng cao năng lực của Ngành trong kế hoạch 1986 - 1990 gồm 24 đề tài, trong đó Viện trực tiếp nghiên cứu 11 đề tài). Các chương trình này đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá đạt loại khá và từng bước được ứng dụng vào việc tham mưu cho Bộ xây dựng kế hoạch và hoạch định chính sách phát triển của ngành Giao thông vận tải trong giai đoạn 1996 - 2000.

Song song với việc thực hiện 02 chương trình trọng điểm cấp Nhà nước nêu trên, Viện đã cử cán bộ đến giúp đỡ các địa phương nghiên cứu lập quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2000 như các tỉnh: Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hậu Giang, Bến Tre, Thuận Hải. Ngoài ra, Viện còn giúp đỡ 6 thành phố và 10 huyện xây dựng quy hoạch phát triển giao thông vận tải như: Hà Nội, Việt Trì, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, các huyện Văn Yên (Yên Bái), Thống Nhất (Đồng Nai), Long Phú (Hậu Giang), Thanh Liêm (Hà Nam), Gia Viễn (Ninh Bình), Lệ Ninh (Quảng Bình), Thanh Chương (Nghệ An), Thọ Xuân (Thanh Hóa).

Viện đã phối hợp với chuyên gia của bốn Viện thuộc Liên Xô cũ xây dựng Tổng sơ đồ phát triển Giao thông vận tải đến năm2000. Công trình đã được Bộ Giao thông vận tải và Nhà nước nghiệm thu tại Hà Nội năm 1989.

Để mở rộng và thắt chặt mối quan hệ giữa các nước trên bán đảo Đông Dương, Viện cử chuyên gia sang giúp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào xây dựng Tổng sơ đồ phát triển giao thông vận tải đến năm 2000.

Viện phối hợp cùng Viện Thiết kế giao thông xây dựng dự án “Nghiên cứu tổng quan giao thông vận tải quốc gia đến năm 2000” mang ký hiệu VIE-88-040 do UNDP tài trợ.

Viện đã hợp tác với Uỷ ban Quốc tế Mê Công, Viện Thiết kế giao thông vận tải trong việc nghiên cứu các đề tài thuộc hạ lưu sông Mê Công trên địa phận Việt Nam như: Điều tra vận tải thủy, chống sa bồi cửa Tiểu, cửa Định An, đề tài trắc đạc sông Tiền, sông Hậu và đặc biệt là dự án Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Đồng bằng sông Cửu Long (VIE 87-031) do UNDP tài trợ.

 

Lãnh đạo Viện chụp ảnh cùng đoàn chuyên gia Liên Xô xây dựng Tổng sơ đồ phát triểngiao thông vận tải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Viện đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực đổi mới cơ chế quản lý trong ngành Giao thông vận tải nhằm triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào ngành Giao thông vận tải bằng chương trình 34D cấp Bộ. Bên cạnh đó, Viện cũng đã thực hiện nhiều đề án nghiên cứu về giá cước, giá thành vận chuyển, giá đóng mới sửa chữa phương tiện, giá khảo sát thiết kế, giá mức trong xây dựng và quản lý giao thông. Viện còn chủ trì và tham gia xét duyệt giá mức và trình Bộ ban hành những văn bản về giá mức, chính sách quản lý giao thông vận tải.

Viện trưởng Nguyễn Quang Báu báo cáo Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt về quy hoạch cảng Chân Mây.

Từ cuối những năm 80, Nhà nước ta đãbắt đầu thời kỳ đổi mới nền kinh tế đất nước, xoá bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, tách quản lý nhà nước ra khỏi sản xuất kinh doanh, giao quyền chủ động cho các cơ sở. Để phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 652/ QĐ-TCCB-LĐ ngày 05/4/1989 thành lập Viện Khoa học kinh tế Giao thôngvận tải trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Viện Kinh tế - Quy hoạch Giao thông vận tải.

Viện trưởng là PGS. TS. Hồ Đức (1989­1992), TS. Nguyễn Đức Trùy (1993-1995), TS. Nguyễn Quang Báu (1996). Viện phó là TS. Nguyễn Đình Đăng (1989-1994), GS.TSKH. Lê Quả (1990-1996), KS. Trịnh Thị Nhung (1989-1995), TS. Trần Doãn Thọ (1989-1990, sau này là Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải) và TS. Đoàn Thị Phin (1994-1996).

Viện tổ chức thành các Bộ môn: Quy hoạch Giao thông vận tải, Giá mức, Cơ chế, Dự báo, Tin học và Văn phòng Viện. Năm 1990, Bộ ban hành quyết định thành lập thêm Trung tâm Khoa học kinh tế Giao thông vận tải Phía Nam đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh do PGS.TSKH. Lê Quả, Phó Viện trưởng kiêm Giám đốc Trung tâm.

Nhiệm vụ của Viện Khoa học kinh tế Giao thông vận tải giai đoạn này chủ yếu tập trung trên hai lĩnh vực về quy hoạch giao thông vận tải và cơ chế chính sách quản lý giao thông vận tải.

Về nghiên cứu khoa học:

Viện được giao là cơ quan thường trực Chương trình KC - 10 có tổng số 19 đề tài, trong đó Viện trực tiếp thực hiện 5 đề tài thuộc chương trình như sau:

-  KC 10-01: Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đến năm 2010.

- KC 10-03: Xây dựng luận cứ khoa học phát triển và và tổ chức mạng lưới giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.

- KC 10-04: Cơ chế chính sách phát triển giao thông vận tải.

- KC 10-12: Nghiên cứu ứng dụng vận tải đa phương thức vào Việt Nam.

- KC 10-13: Công nghệ vận tải các mặt hàng có khối lượng lớn.

Viện đã nghiên cứu thành công các đề tài được giao và được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá đạt loại khá. Ngoài ra, Viện cũng đã làm tốt vai trò của cơ quan thường trực của chương trình, đóng góp xứng đáng cho sự thành công của toàn bộ chương trình để sớm đưa vào ứng dụng. Viện còn nghiên cứu đề tài Tổng đồ phát triển giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước thuộc chương trình cấp Nhà nước 1996 - 2000. Kết quả từng phần của đề tài Tổng đồ phát triển giao thông vận tải đã được ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược phát triển giao thông vận tải phục vụ yêu cầu tham mưu của Bộ và Nhà nước.

Viện đã tiến hành nghiên cứu hàng chục đề tài cấp Bộ theo kế hoạch hàng năm về các lĩnh vực quy hoạch phát triển giao thông vận tải, cơ chế chính sách trong quản lý giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể như sau:

Về lĩnh vực cơ chế chính sách:

- Nghiên cứu cơ chế chính sách huy động vốn và sử dụng vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách tạo lập môi trường để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong vận tải.

- Quy chế đấu thầu trong xây dựng giao thông vận tải.

Về cải cách hành chính trong ngành Giao thông vận tải:

- Xây dựng phương pháp luận về tính giá chuẩn bình quân xây dựng cho mỗi cấp đường bộ theo loại hình đồng bằng, trung du và miền núi.

- Nghiên cứu cổ phần hoá quá trình chuyển các doanh nghiệp quốc doanh sang công ty cổ phần.

- Nghiên cứu cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia lĩnh vực giao thông vận tải.

Thứ trưởng Lã Ngọc Khuê dự và chỉ đạo Hội nghị về quy hoạch giao thông đô thị do Viện chủ trì

Về lĩnh vực Quy hoạch các đề tài sau:

- Nghiên cứu quy hoạch phát triển giao thông vận tải các tỉnh miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Nghiên cứu tổ chức vận tải hợp lý cho hai khu vực kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Sài Gòn - Biên Hoà - Vũng Tàu.

- Chiến lược phát triển giao thông vận tải nông thôn và miền núi.

- Đồng bộ hoá phương tiện thiết bị xếp dỡ trong liên hiệp vận chuyển.

- Nghiên cứu phương án phát triển điều hoà và cân đối vận tải hành khách công cộng khu vực thành phố Hà Nội.

Về công tác thực hiện nhiệm vụ tham mưu:

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, Viện đã thực nhiều nhiệm vụ tham mưu cho Bộ Giao thông vận tải về lĩnh vực cơ chế chính sách, xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển Ngành đáp ứng kịp thời yêu cầu của Bộ theo từng thời kỳ, phục vụ cho việc xây dựng các văn kiện, hoạch định chính sách về quản lý và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

- Xây dựng chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020.

- Xây dựng chuyên đề phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phục vụ Hội nghị Trung ương 4.

- Tham gia với Ban Kinh tế Trung ương xây dựng chiến lược kinh tế biển (Phần Giao thông vận tải) phục vụ cho Nghị quyết Trung ương 4.

- Xây dựng đề án Quỹ Quốc gia hỗ trợ duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

- Xây dựng quy hoạch phát triển giao thông vận tải các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Ngoài ra, Viện cũng đã hoàn thành một khối lượng lớn đề án thiết kế quy hoạch:

- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải các vùng tam giác kinh tế phía Bắc (Hà Nội

Hải Phòng - Quảng Ninh), phía Nam (Sài Gòn - Biên Hoà - Vũng Tàu); Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải các vùng Trung du miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long...

- Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải phục vụ phòng chống lũ đồng bằng sông Cửu Long.

Viện đã phối hợp với các ngành Đường sắt, Đường bộ, Đường biển, Đường sông xây dựng quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và hỗ trợ, giúp đỡ các tỉnh mới tách và các tỉnh vùng sâu, vùng xa xây dựng quy hoạch phát triển giao thông vận tải.

Viện cũng đã thực hiện nhiều hợp đồng kinh tế về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển giao thông vận tải, xây dựng đơn giá định mức với các đơn vị cơ sở của Ngành và các tỉnh góp phần tăng thu nhập và ổn định cuộc sống cho cán bộ viên chức trong Viện.

Giai đoạn này, đội ngũ cán bộ Viện đã dầy dạn kinh nghiệm, được đào tạo từ các trường đại học trong và ngoài nước, trưởng thành qua thực tế, đã đóng góp không nhỏ cho khoa học, quản lý và điều hành sản xuất của ngành Giao thông vận tải, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiều đồng chí trưởng thành từ Viện đã giữ các chức vụ khác nhau trong bộ máy lãnh đạo từ Bộ đến cơ sở như: thứ trưởng, vụ trưởng, viện trưởng, tổng giám đốc, giám đốc các công ty. Nhiều đồng chí đã phấn đấu học tập và rèn luyện không ngừng để đạt được các học vị và học hàm như giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ tăng thêm năng lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện...

Về hợp tác quốc tế:

- Viện chủ trì và phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện nhiều dự án về lĩnh vực phát triển và quản lý giao thông vận tải: Dự án “Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải các tỉnh phía Bắc” (JICA Nhật Bản), dự án “Ngành Giao thông vận tải Việt Nam phục vụ nền kinh tế đang chuyển đổi” (Ngân hàng Thế giới), dự án “Nghiên cứu quản lý hệ thống giao thông đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh” (Ngân hàng Thế giới), dự án tiền khả thi phát triển hệ thống đường sắt nội đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (Cộng hòa Liên bang Đức), dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông Thành phố Hồ Chí Minh (MVA - Vương quốc Anh), dự án nghiên cứu giao thông Thành phố Hồ Chí Minh (MVA - Vương quốc Anh), dự án đầu tư phát triển xe buýt Thành phố Hồ Chí Minh (SEMALY - Pháp), dự án phát triển tuyến xe buýt dành riêng Thành phố Hồ Chí Minh (RATP International - Pháp), dự án tiếp cận phát triển giao thông nông thôn Việt Nam (Vương quốc Anh), nghiên cứu giao thông dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao (Úc), dự án quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi về giao thông đô thị khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Dự án Houtrans (ALMEC - Nhật Bản), nghiên cứu khả thi hai tuyến Metro ưu tiên Thành phố Hồ Chí Minh (TEWET - Cộng hòa Liên bang Đức), nghiên cứu khả thi tuyến Metro số 1, Bến Thành - Suối Tiên, Thành phố Hồ Chí Minh (JARTS - Nhật Bản), dự án Thống nhất & Phát triển vận tải hành khách công cộng Thành phố Hồ Chí Minh - Dự án PPIAF (MVA - Vương quốc Anh), dự án Hành lang ven biển Phía Nam GMS (ND LEA - Canada). Với những thành tích đã đạt được trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Viện đã được Bộ Giao thông vận tải tiếp tục giao chuẩn bị và thực hiện rất nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật về quy hoạch, chiến lược phát triển giao thông vận tải khác. Bên cạnh đó, Viện cũng tự tìm kiếm, chuẩn bị và thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn khác về giao thông vận tải phối hợp với các tổ chức tư vấn quốc tế.

- Tổ chức các hội thảo quốc tế với sự tham gia của các nhà khoa học, các tư vấn quốc tế và các bộ, ngành, các viện, trường đại học trong nước.

- Tiếp nhận chuyên gia quốc tế (chủ yếu là JICA) về hỗ trợ Viện trong việc nâng cao năng lực.

                                                                                                                                                  (Còn nữa)

Nguồn: Kỷ yếu 40 năm xây dựng và phát triển – NXB Giao thông vận tải.