40 năm xây dựng và phát triển Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (Phần 2)

Giai đoạn 1996 – 2010

Năm 1996, thực hiện Quyết định số 324/CT ngày 11/9/1992 của Hội đồng Bộ truởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc tổ chức lại mạng lưới các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Chính phủ đã có Quyết định số 782/TTg ngày 24/10/1996 về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ. Ngày 02/11/1996, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số 2926/QĐ/TCCB-LĐ về việc “Đổi tên Viện Khoa học kinh tế Giao thông vận tải thành Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải”.

Viện trưởng là TS. Nguyễn Quang Báu (1996-2006), TS. Lý Huy Tuấn (2006­2010); Phó Viện trưởng là TS. Đoàn Thị Phin (1996-2008), GS.TSKH. Lê Quả (1996-1999), PGS.TSKH. Nguyễn Văn Chương (2005-2010), ThS. Phan Thanh Bình (2005-2010), TS. Nguyễn Thanh Phong (2005-2010).

Năm 1996, Viện được tổ chức theo các phòng ban và trung tâm gồm có: Phòng Nghiên cứu Chiến lược phát triển giao thông vận tải, Phòng Quy hoạch phát triển giao thông vận tải, Phòng Dự báo phát triển giao thông vận tải, Phòng Cơ chế chính sách, Phòng Nghiên cứu giá, mức, Phòng Tin học, Phòng Nghiên cứu tổng hợp, Phòng Hợp tác quốc tế, Văn phòng Viện, Trung tâm Nghiên cứu phát triển giao thông vận tải phía Nam, Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển giao thông vận tải. Năm 2003, để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ, cơ cấu tổ chức của Viện gồm các phòng: Kế hoạch, Hợp tác quốc tế, Tài chính - Kế toán, Tổ chức - Hành chính, Dự báo, Chiến lược, Quy hoạch, Cơ chế - Chính sách, Nghiên cứu xây dựng Đơn giá - Định mức, Nghiên cứu phát triển Giao thông đô thị, Nghiên cứu An toàn giao thông, Phân tích đánh giá dự án và cơ sở dữ liệu, Nghiên cứu tổ chức vận tải, Nghiên cứu Giao thông nông thôn, Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ thông tin; và các trung tâm: Môi trường và Tài nguyên, Nghiên cứu phát triển giao thông vận tải, Tư vấn đầu tư phát triển giao thông vận tải.

Nhiệm vụ chính của Viện tập trung vào các lĩnh vực:

-    Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển và quy hoạch phát triển giao thông vận tải trong phạm vi cả nước;

-    Nghiên cứu xây dựng các chính sách phát triển và cơ chế quản lý giao thông vận tải;

-    Nghiên cứu xây dựng các dự án (tiền khả thi và khả thi) đầu tư phát triển và tổ chức quản lý ngành Giao thông vận tải;

-    Nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển và tổ chức quản lý ngành Giao thông vận tải;

-    Phối hợp với các trường, viện có liên quan tổ chức đào tạo cán bộ cho lĩnh vực quy hoạch phát triển giao thông vận tải và cơ chế chính sách quản lý - điều hành các nghiệp vụ quản lý giao thông vận tải;

Thực hiện các dịch vụ khoa học quản lý, tư vấn đầu tư phát triển, tư vấn cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp,... các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài để mở rộng phạm vi và hiệu quả hoạt động nghiên cứu, phục vụ kịp thời cho nhu cầu phát triển Ngành trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Năm 2009, Viện thành lập Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực giao thông vận tải để có thêm chức năng đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn (như kỹ sư định giá) và hợp tác với các trường đại học đào tạo sau đại học (như cùng với Đại học Hàng hải đào tạo thạc sĩ), v.v... ngoài các chức năng nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ như các đơn vị khác trong Viện. Từ đó đến nay, Trung tâm đã đào tạo và phối hợp đào tạo được một số khóa học ở Hà Nội và một số nơi khác cho các đơn vị trong Ngành.

Trong giai đoạn này, Viện Chiến lược và phát triển Giao thông vận tải đã làm tốt công tác tham mưu, nghiên cứu khoa học, hoàn thành hàng trăm đề án, đề tài nghiên cứu cấp Bộ và cấp Nhà nước, trọng điểm cấp Bộ có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Cụ thể như:

Nghiên cứu tham mưu về chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển giao thông vận tải phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải

-    Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004).

Phối hợp với các cục quản lý chuyên ngành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải các chuyên ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Giao thông vận tải đường sông Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 16/2000/QĐ- TTg ngày 03/02/2000), Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 07/01/2002), Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002), Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 1195/ QĐ-TTg ngày 04/11/2003).

-    Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa đến năm 2020 (Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06/8/2008).

-    Tham gia xây dựng Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020 (Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008).

-    Tham gia xây dựng Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009).

-    Điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 (Quyết định số 35/2009/ QĐ-TTg ngày 03/3/2009).

-    Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009).

-    Tham gia xây dựng Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 (Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009).

-    Tham gia xây dựng Quy hoạch phát triển giao thông vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009).

-    Chủ đầu tư Quy hoạch phát triển giao

thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Quyết định số 90/2008/QĐ-TTg ngày 09/7/2008).

-     Chủ đầu tư Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/01/2007).

-     Xây dựng Chương trình An toàn giao thông 2001-2005.

-     Huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ
Đề tài cấp Nhà nước:

-     Nghiên cứu Chiến lược an toàn giao thông trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Đề tài trọng điểm cấp Bộ:

-   Nghiên cứu các biện pháp và mô hình để thực hiện có hiệu quả vận tải đa phương thức ở Việt Nam.

-   Nghiên cứu mô hình tổ chức, biện pháp quản lý điều hành vận tải trong cả nước, đặc biệt là thành phố lớn.

-   Nghiên cứu mô hình và biện pháp thực hiện AFTA, Hiệp định thương mại Việt Mỹ và hội nhập WTO trong sản xuất công nghiệp và vận tải.

-   Nghiên cứu tổ chức hợp lý hệ thống vận tải ô tô buýt ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

-   Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng chưa có đường ô tô đến các xã và cụm xã.

-   Nghiên cứu ứng dụng Logistics vào Việt Nam.

-   Nghiên cứu một số vấn đề về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải Việt Nam.

-   Nghiên cứu phân cấp quản lý và khai thác hệ thống đường thủy nội địa.

-   Nghiên cứu phát triển các hành lang vận tải phía Bắc phục vụ hợp tác kinh tế Việt Trung.

-   Nghiên cứu các yếu tố tác động của vận tải quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO.

-   Nghiên cứu tiêu chí xác định điểm đen và tiêu chí đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam.

-   Nghiên cứu phát triển bền vững hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam

-   Nghiên cứu xây dựng đơn giá tổng hợp công trình giao thông đường bộ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

-    Nghiên cứu xây dựng đơn giá tổng hợp công trình giao thông đường bộ khu vực phía Bắc.

-    Nghiên cứu xác định suất đầu tư xây dựng đường cao tốc Việt Nam.

-    Nghiên cứu sửa đổi bổ sung định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ.

-    Nghiên cứu đề xuất các giải pháp về quản lý vận tải du lịch ở Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO.

Đề tài cấp Bộ: Viện đã thực hiện hơn 70 đề tài nghiên cứu khoa học như:

-    Nghiên cứu Quy chế đấu thầu xây dựng các công trình giao thông vận tải.

-    Cơ chế chính sách huy động, quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng giao thông.

-    Cơ chế chính sách huy động và quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng - giao thông.

-    Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu để khai thác có hiệu quả giao thông thủy đồng bằng Sông Cửu Long.

-    Nghiên cứu xây dựng khung quy chế quản lý trong xây dựng và khai thác giao thông nông thôn.

-    Nghiên cứu cơ chế chính sách phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực vận tải.

-    Nghiên cứu cơ chế chính sách đầu tư phát triển cảng biển.

-    Nghiên cứu vấn đề về quỹ đất và chính sách sử dụng đất cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

-    Nghiên cứu các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

-    Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chínhsách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực vận tải.

-   Nghiên cứu các giải pháp, chính sách để hạn chế phương tiện vận tải tư nhân (xe máy, xe con) ở các thành phố, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

-   Các giải pháp, chính sách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản giao thông.

-   Nghiên cứu xác định vị trí và lựa chọn loại hình đỗ xe của thủ đô Hà Nội.

-   Nghiên cứu nhiệm vụ quản lý nhà nước và giải pháp khuyến khích doanh nghiệp phát triển logistic trong ngành Giao thông vận tải.

-   Tổ chức vận tải hàng hóa hợp lý hai khu vực phát triển kinh tế trọng điểm (phía Bắc và phía Nam) giai đoạn 2000-2010.

-   Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách huy động và quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

-   Nghiên cứu xây dựng một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật giao thông vận tải chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong giao thông vận tải

-   Nghiên cứu hoàn thiện mô hình khoán theo mục tiêu chất lượng trong quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ theo vùng và loại đường.

-   Nghiên cứu cơ chế quản lý khai thác cảng trung chuyển quốc tế trong vận tải biển.

-   Nghiên cứu đề xuất khung cơ chế chính sách trong lĩnh vực an toàn giao thông và lộ trình thực hiện...

Về công tác hợp tác quốc tế

Giai đoạn này quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng hơn, Viện đã hợp tác với các chuyên gia giao thông vận tải của Viện nghiên cứu Giao thông vận tải INREST nước Cộng hòa Pháp để nghiên cứu các dự án phát triển giao thông vận tải trên địa bàn cả nước và một số khu vực. Qua làm việc đã học tập được một số kinh nghiệm tốt như: khảo sát thực tế, đo đếm phương tiện lưu thông trên các tuyến huyết mạch ở những thời điểm khác nhau, phân tích số liệu, sử dụng các mô hình thuật toán tiên tiến v.v...

Thời kỳ này, Viện đã cùng các công ty tư vấn quốc tế triển khai các dự án Hỗ trợ Phát triển chính thức ODA như:

-  Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải vùng miền Trung Việt Nam do ADB tài trợ, phối hợp làm việc với các chuyên gia của Công ty Tư vấn BCEOM (Pháp) năm 1997-1998. Chiến lược giao thông nông thôn/ chương trình tiếp cận do WB/DFID tài trợ, phối hợp làm việc với các chuyên gia của Công ty Tư vấn IT Transport (Anh) năm 1997-2000.

-   Nghiên cứu chiến lược phát triển giao thông vận tải quốc gia tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2020 (VITRANSS) do JICA tài trợ, phối hợp làm việc với các chuyên gia của Công ty Tư vấn ALMEC (Nhật Bản) năm 1999-2000.

-   Nghiên cứu quy hoạch và nghiên cứu khả thi giao thông đô thị thành phố Hồ Chí Minh (HOUTRANS) do JICA tài trợ, phối hợp làm việc với các chuyên gia của Công ty Tư vấn ALMEC (Nhật Bản) năm 2002-2004.

-   Dự án hỗ trợ giao thông nông thôn 2 do WB/DFID tài trợ, phối hợp làm việc với các chuyên gia của Công ty Tư vấn WSP (Anh) năm 2000-2006.

-   Hỗ trợ kỹ thuật số No.4304 - VIE: Mạng lưới giao thông vận tải miền Trung Việt Nam, phối hợp làm việc với các chuyên gia của Công ty Tư vấn ND LEA (Cana­da) năm 2003-2004.

-    Xem xét các định chế về vận tải đa phương thức, phối hợp làm việc với các chuyên gia của Công ty Tư vấn Meyrick (Úc) năm 2005-2006.

-    Nghiên cứu tổng thể phát triển giao thông vận tải bền vững nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030 (VITRANSS II) do JICA tài trợ, phối hợp làm việc với các chuyên gia của Công ty Tư vấn ALMEC (Nhật Bản) năm 2007-2009.

-    Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Dự án giao thông nông thôn 2 (SEACAP12) do SEACAP tài trợ: số hóa, cập nhật đưa lên mạng RT2WAN các bản đồ của 64 tỉnh và thành phố.

-    Nghiên cứu về bảo tồn năng lượng trong ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hợp tác với Viện Kinh tế năng lượng Nhật Bản (2009).

-    Chương trình đánh giá an toàn đường bộ quốc tế do Chính phủ Úc tài trợ (2009).

-    Nghiên cứu khả thi mạng lưới xe buýt Đà Nẵng do KFW tài trợ (2008 - 2009).

Bộ Giao thông vận tải đánh giá cao vai trò của Viện trong hợp tác quốc tế nên nhiều hội thảo quốc tế về quy hoạch, chiến lược, chính sách giao thông vận tải của Bộ, Bộ đều giao cho Viện đứng ra chủ trì.

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản và Bộ Giao thông vận tải cũng đã xem xét đúng mức vai trò và vị thế của Viện và việc nâng cao năng lực cho cán bộ nghiên cứu trong Viện, nên từ năm 2000-2007, JICA đã cử hai chuyên gia cố vấn về giao thông vận tải của Nhật Bản sang hỗ trợ cho Viện. Trên cơ sở đề án công tác đã thống nhất với lãnh đạo Viện, các chuyên gia đã tổ chức các hội thảo chuyên đề tại Viện, đưa cán bộ của Viện đi tham quan học tập tại Nhật Bản, tìm kiếm các dự án và mở rộng mối quan hệ với các tổ chức tư vấn về giao thông vận tải của Nhật Bản như: Hiệp hội tư vấn Giao thông vận tải của Nhật Bản, các công ty tư vấn về giao thông vận tải của Nhật Bản như ALMEC, Nippon Koei...

Suốt trong thời gian này, Viện liên tục được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ tham gia và trình bày tham luận tại Hội thảo về giao thông vận tải của các nước ASEAN, tham gia hội thảo về giao thông đô thị của Nhật Bản - ASEAN. Ngoài ra, nhờ các mối quan hệ của mình, Viện cũng cử cán bộ đi dự và trình bày hội thảo tại Cộng hòa Liên bang Đức về giao thông đô thị (do OECD tổ chức), hội thảo tại trường Đại học kỹ thuật tổng hợp Dresden (do bang Sachsen Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức)...

Với lợi thế là cơ quan đối tác, chủ trì thực hiện các dự án, Viện đã cử một số lượng lớn các cán bộ đi học tập, tham quan, đào tạo ở nước ngoài, đơn cử như dự án VITRANSS, từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc dự án, Viện đã cử 15 cán bộ tham gia trực tiếp và gián tiếp đi đào tạo và tham quan học tập ở nước ngoài.

Các dịch vụ khoa học công nghệ

Các phòng, trung tâm của Viện cũng thực hiện nhiều hợp đồng nghiên cứu, dịch vụ khoa học như lập quy hoạch phát triển giao thông vận tải cho các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang; tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng. và nhiều đề án, dự án khác.

(Còn nữa)
Nguồn: Kỷ yếu 40 năm xây dựng và phát triển – NXB Giao thông vận tải.