40 năm xây dựng và phát triển Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (Phần cuối)

Giai đoạn 2010 đến nay

Ngày 30/12/2009, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 3912/QĐ-BGTVT phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện (sau này được thay thế bằng Quyết định số 4271/QĐ BGTVT ngày 23/12/2013).

Từ đó đến nay, Viện được quản lý, điều hành theo Điều lệ này và các quy chế hoạt động nội bộ đã được ban hành như: Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài sản, Quy chế quản lý tài chính, Quy chế đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức và người lao động, Quy chế thi đua khen thưởng, Quytrình quản lý đề tài khoa học công nghệ, các nhiệm vụ tham mưu, các hoạt độngdịch vụ khoa học công nghệ, quy chế tuyển dụng, sử dụng viên chức và ngườilao động, quy chế quản lý hoạt động khoa học công nghệ và quy trình đánh giá ISO, ban hành Quy chế chuyên gia làm việc tại Viện. Năm 2014, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt Chiến lược phát triển của Viện đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 3623/QĐ- GTVT ngày 26/9/2014).


Giai đoạn này, Viện trưởng là TS. Lý Huy Tuấn (2010-2012), TS. Nguyễn Thanh Phong (2013 đến nay); Phó Viện trưởng là các PGS.TSKH. Nguyễn Văn Chương (2010­-2012), TS. Nguyễn Thanh Phong (2010­-2012), ThS. Phan Thanh Bình (2010-2014), TS. Phan Mạnh Cường (2013 đến nay), ThS. Lê Đỗ Mười (2013 đến nay), và ThS. Nguyễn Thị Phương Hiền (2013 đến nay). Cơ cấu tổ chức của Viện hiện nay như sau:

Các phòng tham mưu giúp việc Viện trưởng:
-   Phòng Tổ chức - Hành chính.

-   Phòng Kế hoạch - Tài chính.

Các phòng nghiên cứu tham mưu:

-   Phòng Chiến lược - Quy hoạch.

-   Phòng Dự báo - Tổ chức vận tải.

-   Phòng Định mức Kinh tế - kỹ thuật và Thể chế.

-   Phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.

Các trung tâm trực thuộc:

-   Trung tâm Phát triển giao thông đô thị và nông thôn.

-   Trung tâm Nghiên cứu an toàn giao thông (sau đổi tên thành Trung tâm Phân tích cơ sở dữ liệu An toàn giao thông theo Quyết định số 85/QĐ-VCL&PT ngày 08/5/2014)

-   Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực giao thông vận tải.

-   Trung tâm Phát triển bền vững và Biến đổi khí hậu giao thông vận tải.

-   Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển giao thông vận tải.

-   Trung tâm Nghiên cứu phát triển giao thông vận tải (tại Thành phố Hồ Chí Minh).

Nhiệm vụ chính của Viện tập trung vào các lĩnh vực sau:

1.    Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ dưới các hình thức giao nhiệm vụ thường xuyên theo kế hoạch, giao trực tiếp, giao theo phương thức tuyển chọn, cụ thể:

a)    Nghiên cứu, xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới giao thông trên phạm vi toàn quốc, theo địa phương và vùng lãnh thổ, giao thông đô thị và giao thông nông thôn; quy hoạch phát triển các chuyên ngành giao thông vận tải;

b)    Nghiên cứu, xây dựng và đánh giá hiệu quả cơ chế, chính sách quản lý và phát triển giao thông vận tải;

c)    Nghiên cứu, dự báo nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa;

d)    Nghiên cứu quản lý môi trường và quy hoạch khai thác sử dụng đất để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải;

đ) Nghiên cứu quản lý và tổ chức vận tải;

e)    Phân tích, đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư phát triển giao thông vận tải;

g)    Nghiên cứu nguồn lực phát triển giao thông vận tải;

h)    Nghiên cứu, xây dựng định mức, đơn giá trong lĩnh vực giao thông vận tải;

i)      Xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội, giao thông vận tải phục vụ công tác quản lý của Bộ và nhiệm vụ nghiên cứu của Viện;

k) Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch chi tiết trong lĩnh vực giao thông vận tải;

l) Nghiên cứu các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững trong giao thông vận tải;

m) Nghiên cứu, xây dựng chương trình, đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông và giảm ùn tắc giao thông.

2.     Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ

a)    Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý giá trong lĩnh vực giao thông vận tải.

b)    Lập quy hoạch phát triển giao thông vận tải (bao gồm kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, vận tải).

c)     Lập báo cáo môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan trắc, giám sát môi trường; thực hiện dịch vụ khoa học, công nghệ về môi trường.

d)    Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực giao thông vận tải.

đ)     Khảo sát lưu lượng giao thông và dự báo nhu cầu vận tải.

e)     Tư vấn thẩm định quy hoạch phát triển giao thông vận tải của các chuyên ngành đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không và quy hoạch phát triển giao thông vận tải các địa phương.

g)    Tư vấn đầu tư xây dựng công trình giao thông vận tải; chuyển giao công nghệ; ứng dụng công nghệ; phân tích hiệu quả dự án.

h)    Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; tư vấn

thẩm tra, thẩm định về an toàn giao thông đối với các dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông.

i)      Lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, tư vấn đầu tư xây dựng công trình trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi...

k) Tư vấn thẩm định, xây dựng định mức, đơn giá trong lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi...

3.     Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan tới nghiên cứu khoa học và đào tạo về các lĩnh vực thuộc chức năng của Viện theo quy định của pháp luật.

4.     Tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của Viện.

5.     Tổ chức và phối hợp với các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu trong nước và nước ngoài trong công tác đào tạo sau đại học, đào tạo nghề, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện theo quy định của pháp luật; đào tạo tư vấn quản lý và giám sát thi công công trình giao thông; xây dựng dân dụng và công nghiệp.

6.     Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Song song với việc thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, phương tiện hiện có; nâng cấp trụ sở làm việc, tăng cường trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cán bộ, viên chức và người lao động; Viện luôn quan tâm đến nhiệm vụ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức và người lao động. Hiện Viện có 6 cán bộ đang là nghiên cứu sinh, 12 cán bộ đang theo học cao học và cử nhiều lượt cán bộ đi học cao học tại Vương quốc Anh, Nhật Bản..., tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn tại các nước Trung Quốc, Vương quốc Bỉ, Thụy Điển. Bên cạnh đó có nhiều cán bộ theo học các lớp văn bằng 2, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học khác do cá nhân tự tìm kiếm và tham gia.

Trong giai đoạn này, Viện đã hoàn thành một khối lượng lớn đề tài nghiên cứu, đề án, đề xuất giải pháp cho ngành Giao thông vận tải như:

Nghiên cứu tham mưu về chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển giao thông vận tải, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.

-    Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (Quyết định số 05/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011).

-    Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011).

-    Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (Quyết định số 07/2011/QĐ-TTg ngày 25/01/2011).

-    Quy hoạch giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012).

-    Điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 355/ QĐ-TTg ngày 25/02/2013).

-    Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012).

-    Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 (Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013).

-    Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng Đông Nam Bộ đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 3923/QĐ-BGTVT ngày 02/12/2013).

-    Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đến năm 2015 và định hướng 2020 vùng Duyên hải miền Trung (Quyết định số 4002/QĐ-BGTVT ngày 06/12/2013).

-    Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng và giao thông vận tải vùng Tây Nguyên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 3936/QĐ-BGTVT ngày 03/12/2013).

-    Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 3829/ QĐ-BGTVT ngày 26/11/2013).

-    Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 4039/QĐ- BGTVT ngày 09/12/2013).

-    Quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên các quốc lộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2753/QĐ- BGTVT ngày 10/9/2013).

-    Chủ đầu tư dự án điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định số 568/QĐ- TTg ngày 08/4/2013).

-    Tái cơ cấu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

-    Đề án Nâng cao chất lượng công tác thống kê ngành Giao thông vận tải (Quyết định số 2101/QĐ-BGTVT ngày 17/7/2)13).

-    Tái cơ cấu thị trường và kết nối các phương thức vận tải giai đoạn 2013-2016 (Quyết định số 3549/QĐ-BGTVT ngày 06/11/2013).

-    Nâng cao năng lực quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch giao thông vận tải (Quyết định số 2360/QĐ-BGTVT ngày 23/6/2014).

-    Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng.

-    Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/3/2014).

-    Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2490/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2014).

-    Quy hoạch cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 966/QĐ-BGTVT ngày 31/3/2014).

-    Quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 3771/QĐ- BGTVT ngày 06/10/2014).

-    Đề án huy động các nguồn lực đột phá để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hình thành quỹ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông (Quyết định số 4403/ QĐ-bGtVT ngày 31/12/2013).

-    Đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố.

-    Quy hoạch hệ thống các trạm dừng nghỉ dọc theo các tuyến chính dự án đường Hồ Chí Minh (Quyết định số 1594/QĐ- BGTVT ngày 29/4/2014).

-    Quy chế hoạt động cảng cạn (Quyết định số 49/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014).

-   Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ (Quyết định số 3049/QĐ- BGTVT ngày 08/9/2014).

-   Định mức khung kinh tế kỹ thuật áp dụng cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (Thông tư số 65/2014/ TT-BGtVt ngày 10/11/2014).

Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ
Đề tài cấp Bộ: Viện đã thực hiện hơn 50 đề tài nghiên cứu khoa học, cụ thể:

-   Nghiên cứu xây dựng đơn giá tổng hợp công trình giao thông đường bộ khu vực miền Trung.

-   Nghiên cứu xây dựng đơn giá tổng hợp công trình giao thông đường bộ khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên và tổng hợp đơn giá các khu vực trong cả nước.

-   Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật ngành Giao thông vận tải.

-   Nghiên cứu cơ chế huy động và sử dụng hiệu quả vốn bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

-   Nghiên cứu cơ chế quản lý để phát triển vận tải qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

-   Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xã hội hóa công tác bảo đảm giao thông đường bộ, đường sắt.

-   Nghiên cứu tổ chức thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam.

-   Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực Ngành, nghề trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

-   Nghiên cứu quản lý và phát triển vận tải container trên các hành lang vận tải khu vực phía Bắc.

-   Nghiên cứu phát triển nhân lực quản lý và khai thác đường sắt đô thị ở Việt Nam.

-   Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp huy động các nguồn lực đột phá phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

-   Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý rác thải trong vận tải hành khách đường bộ và thí điểm trên tuyến vận tải đường dài liên tỉnh.

-   Nghiên cứu tổ chức khai thác hiệu quả đường Hồ Chí Minh để nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

-   Biên soạn tài liệu hướng dẫn cách thức lập quy hoạch giao thông vận tải cấp tỉnh.

-   Nghiên cứu nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống pháp chế ngành Giao thông vận tải...

Hợp tác quốc tế

*    Chủ động tham gia các tổ chức quốc tế để nâng cao vị thế của Viện nói riêng và Bộ Giao thông vận tải nói chung với các tổ chức quốc tế

-   Tham gia và đóng góp tích cực tại các hội nghị định kỳ của APEC như Hội nghị Nhóm công tác Giao thông vận tải của APEC lần thứ 37 (Việt Nam, 4/2013), lần thứ 38 (Indonesia, 7/2013), lần thứ 39 (New Zealand, 3/2014), lần thứ 40 (Hong Kong, 8/2014), Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải APEC lần thứ 8 (Nhật Bản, 9/2013).

-   Tham gia tích cực nhằm đẩy mạnh thực hiện “Sáng kiến lao động nữ trong ngành Giao thông vận tải giữa các nền kinh tế thành viên APEC”: đại diện Việt Nam hiện là đồng Chủ tịch “Tổ đặc trách về lao động nữ trong ngành Giao thông vận tải” của APEC (từ 3/2014); hỗ trợ đoàn công tác Bộ Giao thông vận tải Mỹ thực hiện nghiên cứu “Lao động nữ ngành Giao thông vận tải các nền kinh tế APEC” tại Việt Nam (7/2013).

-   Thực hiện và quản lý các dự án trong khuôn khổ APEC: thực hiện dự án “Thúc đẩy hợp tác công - tư (PPP) phát triển các cảng cạn và công viên logistics nhằm tăng cường kết nối chuỗi cung ứng các nền kinh tế thành viên APEC” (2014 - 2015), giám sát dự án “Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng kết nối chuỗi cung ứng thông qua việc cải thiện vận tải container đa phương thức kết hợp đường sắt - đường thủy tại các quốc gia APEC” (2013 - 2014).

*     Tham gia nghiên cứu chính sách của các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ lớn làm cầu nối đem chính sách của Bộ Giao thông vận tải đến gần hơn với chính sách, chiến lược của nhà tài trợ.

Chủ trì các nghiên cứu chính sách mới như tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, tạo thuận lợi thương mại... với các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF). Một số nghiên cứu được thực hiện gần đây với Ngân hàng Thế giới như “Đánh giá lựa chọn các kịch bản các bon thấp cho Việt Nam” (2012 - 2013), “Nghiên cứu đánh giá tạo thuận lợi hóa thương mại trong lĩnh vực giao thông và logistics” (2011); với Ngân hàng Phát triển châu Á như “Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về tích hợp biến đổi khí hậu trong các dự án đường bộ” (2013), với Quỹ Môi trường toàn cầu như “Nghiên cứu khả thi về cơ chế hợp tác tín dụng song phương về hệ thống vận chuyển khối lượng lớn tại Việt Nam” (2011 - 2012)...

*     Tiếp cận chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học theo diện nghị định thư của Bộ Khoa học và Công nghệ, chú trọng các chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ mới và chính sách, quản lý phát triển và khai thác hệ thống giao thông vận tải bền vững.

Thực hiện nghiên cứu khoa học theo Nghị định thư với Cộng hòa Liên bang Đức 

“Giám sát giao thông đô thị trực tuyến: Giải pháp quản lý giao thông và phát triển đô thị Hà Nội - REMON” (2012 - 2015).

*     Tăng cường hội thảo trao đổi thông tin khoa học công nghệ, chính sách, quản lý với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các bộ giao thông vận tải các nước đối tác.

Tổ chức nhiều buổi làm việc, hội thảo trao đổi thông tin khoa học công nghệ, chính sách, quản lý với các đoàn công tác là các trường đại học, các viện nghiên cứu, các bộ giao thông vận tải từ các nước và vùng lãnh thổ như Cộng hòa Liên bang Đức, Nga, Nhật Bản, Đài Loan, Senegal.

*     Quy hoạch nguồn nhân lực, gửi đi đào tạo ngắn và dài hạn tại nước ngoài để nâng cao chất lượng nhân lực của Viện.

Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo sau đại học tại nhiều nước như Vương quốc Anh, Nhật Bản, Thái Lan. Hàng năm, nhiều cán bộ được cử tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về nhiều lĩnh vực như biến đổi khí hậu, môi trường, năng lượng, phát triển bền vững, an toàn giao thông. tại các nước như Thụy Điển, Vương quốc Bỉ, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Singa­pore, Thái Lan.

*     Tích cực liên danh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước tham gia các dịch vụ tư vấn dự án ODA, PPP... vừa thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập vừa góp phần đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thực tế, hiệu quả cho cán bộ công nhân viên.

Một số dự án lớn Viện đã tham gia như “Tăng cường an toàn giao thông trên các quốc lộ phía Bắc Việt Nam” do JICA tài trợ (2010 - 2014), “Tác động của các hoạt động vận tải qua biên giới tại cửa khẩu Lao Bảo đối với cuộc sống của người dân địa phương dưới góc nhìn về Giới” hợp tác với AIT Thái Lan (2010).

Thông qua các dự án, các hội nghị, hội thảo, tham quan, đào tạo ở nước ngoài và với sự cố gắng của bản thân, khả năng ngoại ngữ của cán bộ trong Viện cũng khá lên rất nhiều. Từ chỗ hầu như các đối tác trong dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải vùng phía Bắc Việt Nam - thực hiện năm 1993-1994” đều cần phải có phiên dịch khi làm việc với các tư vấn Nhật Bản, rất nhiều anh chị em trong Viện đã đủ trình độ ngoại ngữ để giao tiếp và làm việc trực tiếp với các đối tác nước ngoài trong những năm sau đó.

Các dịch vụ khoa học công nghệ

Trong thời gian này Viện cũng thực hiện nhiều hợp đồng nghiên cứu, dịch vụ khoa học công nghệ cho các tỉnh trong cả nước như: Lập quy hoạch giao thông vận tải các tỉnh, huyện: Quảng Ninh, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Bắc Kạn, Hải Phòng, Hà Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Giang, Ninh Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Cao Bằng, Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu, Bình Định, Thừa Thiên Huế... Ngoài ra, Viện còn thực hiện nhiều hợp đồng dịch vụ khoa học trong nước và đối tác nước ngoài.

Về công tác tổ chức cán bộ

Đến nay, Viện 6 có phòng tham mưu và 6 trung tâm đã và đang phát huy chức năng nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải trong lĩnh vực xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển giao thông vận tải, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải; các dịch vụ khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đến năm 2014, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải có 130 cán bộ, viên chức, người lao động, gồm đầy đủ các chuyên ngành và lĩnh vực phục vụ của hoạt động khoa học công nghệ giao thông vận tải. Đội ngũ cán bộ viên chức không ngừng phát triển có trình độ chuyên môn và khả năng hội nhập quốc tế trong công tác tham mưu, hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Điều đó thể hiện ở chỗ: 100% chuyên viên, nghiên cứu viên đều tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học, nhiều người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ khoa học; hầu hết nghiên cứu viên có đủ năng lực thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn. Nhiều nghiên cứu viên đã và đang nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách tham gia những khóa học trong và ngoài nước. Trong số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trình độ chuyên môn đại học trở lên có 37 tiến sĩ và thạc sĩ, 74 kỹ sư, cử nhân.

Viện xây dựng tiêu chuẩn nghiên cứu viên cho các lĩnh vực và được cập nhật, sửa đổi, bổ sung, làm cơ sở để đào tạo, đánh giá, nâng cao trình độ cán bộ. Chưa có khi nào công tác đào tạo được quan tâm và đầu tư lớn như những năm gần đây. Các lớp học chuyên môn, ngoại ngữ, hội thảo khoa học, v.v... được mở ra liên tục không những cho nội bộ cơ quan mà cho cả bên ngoài. Nhờ vậy, chất lượng cán bộ được nâng lên rõ rệt. Những năm gần đây, Viện liên kết với một số trường đại học trong nước và các trường ngoài nước mở các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn được khai thác hiệu quả, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực giao thông vận tải. Cơ chế và chính sách của Viện tạo môi trường thuận lợi để mọi người phát huy tài năng và trí tuệ. Tất cả cán bộ, viên chức có kiến thức và đạo đức tốt, dù ở lĩnh vực nào, đơn vị nào, nếu có ý chí phấn đấu, rèn luyện đều có thể trưởng thành trong môi trường hoạt động khoa học Viện.

Chính từ các hoạt động chuyên môn hiệu quả đó, công tác chăm lo đời sống, tinh thần và thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ càng được đẩy mạnh. Thu nhập của cán bộ viên chức và người lao động đã ngày càng được cải thiện.

Bên cạnh công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ viên chức và người lao động, sinh hoạt chính trị được tiến hành thường xuyên, Công đoàn và Đoàn thanh niên Viện luôn quan tâm đến công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng, tổ chức các hoạt động vui chơi và tặng quà cho các cháu là học sinh giỏi nhân ngày Quốc tế thiếu nhi và Tết Trung thu...

Nâng cao vị thế của Viện ở trong nước và nước ngoài

Cùng với nhiều đề tài và dự án Viện đã thực hiện bằng nguồn kinh phí trong nước, mối quan hệ với các tổ chức quốc tế thông qua các dự án, dịch vụ tư vấn, các hội thảo đã đưa vị thế của Viện lên một tầm cao mới. Tên tuổi của Viện được nhiều tổ chức quốc tế tại Hà Nội và ngoài nước biết đến và nể trọng.

Nhìn lại 40 năm xây dựng và trưởng thành, Viện đã không ngừng lớn mạnh và phát triển, đã đạt được những thành tích đáng khích lệ đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải.

Chặng đường 40 năm qua là những tháng năm gian nan và thử thách, nhưng cũng đầy vinh quang là dấu ấn vô cùng quan trọng. Chính trong khó khăn, thương hiệu và uy tín của Viện ngày càng được khẳng định. Đó là những bài học kinh nghiệm, là thực tiễn đã củng cố niềm tin cho cán bộ viên chức và người lao động của Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải tiếp tục thi đua lao động, sáng tạo trên con đường hội nhập sâu rộng và phát triển.

                                                                                                                                                                                                                        (Hết)

Nguồn: Kỷ yếu 40 năm xây dựng và phát triển – NXB Giao thông vận tải.