Chủ trì hội thảo ông Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải và ông Vince Crosdale, Trưởng nhóm tư vấn Aus4Transport đồng chủ trì. Tham dự Hội thảo và tâp huấn có bà Doãn Thu Nga, Quản lý chương trình cấp cao, Đại diện của Bộ Ngoại Giao và Thương mại Australia; ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ vận tải, Bộ GTVT; bà Đinh Thị Thụy, Phó Chánh văn phòng UBQG NKT Việt Nam và đại diện Lãnh đạo, chuyên viên các cơ quan, đơn vị liên quan như: Tổng cục đường bộ Việt nam và 04 Sở GTVT và Sở Lao động Thương binh Xã hội, các Hội NKT của 04 tỉnh địa bàn dự án triển khai :Hải Phòng, Cần Thơ, Tiền Giang, Thừa Thiên Huế. Hội thảo diễn ra trong hai ngày 25-26/4/2022 tại Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải với hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải được Bộ Giao thông vận tải giao thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giao thông vận tải nhằm tăng cường năng lực của hệ thống giao thông tiếp cận phổ quát -ATS” thuộc Chương trình hỗ trợ kỹ thuật ngành giao thông vận tải của Chính phủ Australia. Đây là chương trình tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về giao thông tiếp cận phổ quát cho các cán bộ quản lý giao thông vận tải, cộng đồng, tổ chức, hiệp hội NKT.
Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật "Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giao thông vận tải nhằm tăng cường năng lực của Hệ thống giao thông tiếp cận phổ quát" thuộc Hợp phần B, Chương trình Aus4Transport do Chính phủ Australia viện trợ theo hiệp định hợp tác giữa chính phủ hai nước mà đại diện là Bộ Thương mại và Ngoại giao Australia và Bộ GTVT Việt Nam. Đây là một dự án có vai trò quan trọng và ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự ủng hộ của Chính phủ Australia đối với ngành giao thông vận tải trong nỗ lực phát triển hệ thống giao thông tiếp cận phổ quát với mong muốn “Không để lại ai phía sau”.
Năm 2022, theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, hiện nay Việt Nam có khoảng 6,4 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9%. Số Người khuyết tật vẫn tiếp tục tăng do nhiều nguyên nhân như Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, hoặc do các nguyên nhân khác. Đối với người khuyết tật, rào cản chính trong hòa nhập xã hội của NKT trong lĩnh vực GTVT là về tiếp cận giao thông, trong đó bao gồm tiếp cận phương tiện, tiếp cận KCHT, tiếp cận để được hưởng các chính sách đã được ban hành…
Với mong muốn tiếp tục cải thiện giao thông tiếp cận của Người khuyết tật và thực hiện các chủ trương của Chính phủ theo Công ước Liên hợp quốc về người khuyết tật và Luật người khuyết tật, Bộ GTVT đã ban hành các văn bản có liên quan đến giao thông tiếp cận như Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82:2019/BGTVT về Ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng kể từ 9/2019, Quyết định số 365/QĐ-BGTVT ngày 11/3/2021 về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030,…..
Các địa phương và Sở giao thông vận tải cũng như các đơn vị liên quan giao thông đã giải quyết được nhiều vấn đề cho người khuyết tật, tuy vậy hoạt động tiếp cận của người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều thiết kế còn chưa được đồng bộ và không mang tính phổ quát để áp dụng với nhiều đối tượng khác như người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em,…
Nhằm khắc phục vấn đề này Viện Chiến lược và Phát triển GTVT đã phối hợp với Chương trình Aus4Transport để thực hiện dự án “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giao thông vận tải nhằm tăng cường năng lực của hệ thống giao thông tiếp cận phổ quát (ATS)” để so sánh điều kiện giao thông tiếp cận hiện trạng với yêu cầu của các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam, từ đó đề xuất các công trình cải thiện khả năng tiếp cận giao thông công cộng ở địa phương đào tạo và hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động cho các công trình đó.
Dưới đây là một số hình ảnh buổi hội thảo.